Diy - hướng dẫn cách làm lồng đèn kéo quân truyền thống đón trung thu

Diy - hướng dẫn cách làm lồng đèn kéo quân truyền thống đón trung thu

Home gift Thg 8 22, 2018 DIY - Tự Thiết Kế 5 Nhận Xét

Tết trung thu: thưởng trăng, ăn bánh, đánh đèn kéo quân!

Cứ gần đến tháng 8 âm hàng năm, đất trời lại chuyển sang một sắc thái khác khi cái nóng oi ả của mùa hè đã lùi về, nhường chỗ cho nắng vàng của mùa thu ở Hà Nội và những cơn mưa rào mát mẻ ở mé Sài Thành. Thu đến khiến con người ta có một cảm giác thật đặc biệt bởi không chỉ được cảm nhận cái không khí của mùa thu mà quan trọng hơn là được sống trong những ngày đón một mùa Tết mới, Tết Trung thu 2018.

Homegift hot arrow10 loại đèn trung thu truyền thống thế hệ 7x, 8x ngày xưa!

Vào ngày tết trung thu xưa chiếc đèn được ngưỡng mộ và bao đứa trẻ mơ ước đó là đèn kéo quân một số nơi gọi là đèn cù. Bên trong chiếc đèn đặt biệt này có những hình ảnh dân gian thân thuộc được gắn lên khi đốt đèn hình ảnh bóng sẽ in lên mặt ngoài của đèn và xoay quanh vòng tròn liên tục, nhìn như một đoàn quân đang di chuyển dài vô tận. Vì thế nó mới mang một cái tên rất đặc biệt và gần gũi "đèn kéo quân". 

Xem video hướng dẫn cách tự làm đèn kéo quân - Homegift.vn

Video hướng dẫn chi tiết cách tự làm đèn lồng kéo quân bằng giấy đón tết trung thu

Homegift hot arrowBài viết liên quan:

Tết Trung thu và lễ hội rước đèn, đèn kéo quân

Tết trung thu ngoài việc thưởng trăng, ăn bánh, đi hội thì việc chơi đèn vẫn là nét riêng biệt và đặc sắc nhất của ngày này, từ trẻ nhỏ tới người lớn cũng đều thích thú tham gia chơi đèn lồng kéo quân. Và việc tự tay làm nên những chiếc lồng đèn truyền thống này cũng là sự yêu thích của rất nhiều người và để giữ lại nét văn hóa cổ truyền dân tộc. Ngày nay nhiều loại đồ chơi được du nhập vào Việt Nam cầu kì hơn tinh sảo hơn nên những món đồ chơi dân gian trung thu xưa dần dần biến mất khỏi đời sống.

Đèn-lồng-kéo-quân-tự-làm-bằng-tre-và-giấy-truyền-thống

Đèn lồng kéo quân tự làm bằng tre và giấy truyền thống ngày xưa

Mùa Thu cũng là mùa của tựu trường, mùa của những nao nao háo hức tuổi học trò mỗi dịp khai giảng. Có bao giờ bạn nhớ về ngày xưa của mình, cái thời trẻ con háo hức chờ đến Tết trung thu để được ăn những chiếc bánh dẻo trắng nặn thành hình con vật dễ thương và ngộ nghĩnh. Có bao giờ bạn nhớ lại khoảng thời gian cùng đám bạn ra đồng chặt tre, đốn những cây trúc nhỏ rồi chia phe nhau đứa chẻ, đứa chuốt cho sạch những cạnh nhọn. Đứa xay gạo làm bột để nấu thành hồ (dán) rồi hì hà hì hục làm những chiếc đèn ông sao, đèn cá chép, và "cao cấp nhất, hoành tráng nhất" phải nói đến là là lồng đèn kéo quân. Thậm chí, có đứa lại lén vào nhà bếp, lấy trộm chiếc lon sữa bò của mẹ đem ra sân bê tông hì hục mài để làm thành những chiếc đèn ống lon trung thu cho ngày Tết truyền thống. Thật kỳ diệu phải không nào!

Đèn lồng kéo quân tự làm món đồ chơi thu hút nhất đối với trẻ em ngày xưa

Giờ đây chúng ta ít thấy được chiếc đèn lồng kéo quân này và dịp lễ Tết trung thu thay vào đó là những chiếc đèn điện gắn pin với hình dạng, âm thanh vô cùng phong phú và đa dạng. Và cũng thu hút trẻ em hơn những món đồ truyền thống như đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn ống bơ, tàu thủy sắt tây, lồng đèn làm bằng phim.

Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân mỗi dịp Trung thu về, nhưng cứ gần ngày rằm tháng 8, có nhiều làng nghề truyền thống hoặc nhiều gia đình vẫn làm đèn kéo quân cho con. Dù nó không phải là món đồ chơi phổ biến, nhưng bố mẹ cũng nên học cách làm đèn kéo quân để bé được sống với tuổi thơ đúng nghĩa nhé.

Đèn kéo quân là gì?

Đèn kéo quân là một loại đèn lồng đốt nến làm bằng giấy và tre có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày xưa phổ biến trong nhiều dịp lễ tết và đặc biệt là vào dịp Tết Trung thu hàng năm. Khi thắp sáng bằng nến thì những hình ảnh sống động được thiết kế sẵn bên trong sẽ hiện ra trên mặt đèn giống như múa rối bóng và xoay vòng theo cùng một chiều liên tục không dừng lại.

Cây đèn kéo quân ngoài việc trưng bày và vui chơi cho các em thì còn có mục đích rất hay và ý nghĩa là để trẻ em nhớ về lịch sử cũng như giáo dục lòng yêu nước thông qua việc các hình ảnh trên cây đèn thường có bố cục và ý nghĩa về lịch sử, về chính nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận bảo vệ đất nước (nên mới có tên gọi  là "đèn kéo quân").

Lễ rước đèn trung thu và đèn kéo quân thời 7x 8x

Về sau những hình ảnh này được mở rộng ra với các hình của tranh Đông Hồ, tranh dân gian, hoặc hình ảnh thân thuộc với đời sống hằng ngày như các con vật như con gà, con chó, con trâu, cụ già, trẻ em… Chơi đèn kéo quân phải thắp nến và cần phải đặt nến ở đúng vị trí thì trục đèn mới quay tạo ra hiệu ứng đẹp mắt với những hình thù ngỗ nghĩnh chuyển động. 

Sự tích, nguồn gốc và ý nghĩa của đèn kéo quân

Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo. Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng: "Ta là Thái Thượng Lão Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua".

Hôm sau theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn. Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa đến. Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà vua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng. Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: "Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người.

Sự tích nguồn gốc và ý nghĩa của đèn kéo quân

Đèn kéo quân loại lớn có nhiều tầng cần dùng nhiều nến thắp cùng lúc

Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người".Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu. 

Từ đó, mỗi khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.

Trong dân gian có lưu truyền bài dân ca về cây đèn kéo quân:

Khen ai khéo xếp (ô í a) cái đèn Cù/ Voi giấy (ới a) ngựa giấy (ơ) tít mù nó (ới) lại vòng quanh,/(ơ) Bao giờ em bén (ới) duyên ạ anh,/Voi giấy (ới à) ngựa giấy (ơ) vòng quanh (ới a) cái tít mù tít mù, là/ Khen ai khéo xếp (ô í a) cái đèn Cù.

Từ bài dân ca đó mà nhạc sỹ Song Ngọc cũng cho ra đời bài hát "Yêu cái đèn cù" Như Quỳnh trình bày:

Bài hát "Yêu cái đèn cù" (Song Ngọc) do Như Quỳnh trình bày

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những thú vui trong ngày Tết Trung thu cũng đã có phần thay đổi khác xưa. Việc lưu giữ những đồ chơi mang giá trị truyền thống như đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn lồng cá chép, đèn ống bơ... chính là cách để ta giữ lại một phần tuổi thơ của mình và duy trì những nét đẹp văn hóa vốn có.

Homegift hot arrowXem thêm:

Homegift hot arrowĐÈN LỒNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM:

các-loại-đèn-lồng-truyền-thống-ông-sao-cá-chép-tàu-thủy-bươm-bướm-HomegiftCác loại đèn truyền thống giấy kiếng và đèn ông sao có bán trên Tiki

5 Nhận Xét

    • Avatar
      Nam Nguyen
      Tháng 8 22, 2018

      Ngày nay mọi người đón mừng tết trung thu không còn như trước nhưng vẫn thủy chung giữ lại nét tinh túy của ngày này trung thu là tết đoàn viên , là lúc sum họp tề tụ và bên gia đình, chăm sóc quan tâm ông bà, cha mẹ hay con cháu. Thanks Homegift nhé!

    • Avatar
      Minh
      Tháng 8 22, 2018

      Nhìn đèn kéo quân mà nhớ những ngày xưa ấy, háo hức, mong chờ mẹ mang cái đèn kéo quân về cho mình. Giờ thì ko còn cơ hội đc nhận đèn kéo quân từ mẹ nữa rồi :'(

      • Avatar
        Thúy Hằng
        Tháng 8 23, 2018

        Thật là lạ khi tôi chẳng thể nhớ nỗi trung thu năm trước, năm trước nữa diễn ra ntn? Nhưng vẫn nhớ như in nhưng cảnh ngày xưa phá cỗ nghèo, rồi cùng đám bạn tụ tập đốt đèn ngồi ngoài cổng chờ đoàn lân đi ngang qua để gia nhập lễ hội rước đèn, điện thì tắt tối thui làm cho những chiến đèn thật lunh linh huyền ảo.

    • Avatar
      Thụy
      Tháng 8 23, 2018

      Thật ra Trung thu vẫn ở đó, nhưng sự thay đổi theo thời gian là điều chắc chắn phải xảy ra. Những hoài niệm, tiếc nuối hay cảm giác nao nao trống vắng chỉ dành cho người từng đi qua tuổi thơ với phá cỗ, trông trăng, xem múa lân, rước đèn ông sao.

    • Avatar
      Tết Trung Thu
      Tháng 8 23, 2018

      Tết trung thu truyền thống của Việt Nam thì không thể thiếu bánh trung thu và đèn ông sao rồi. Mình thấy đèn bên bạn rất đẹp, đây đúng là những món quà tuyệt vời, ý nghĩa cho các bé. Giúp các em hiểu thêm về truyền thống

Nếu bạn có ý kiến đóng góp hoặc đề xuất nào? Vui lòng để lại bình luận cho Homegift.

*
*
*
Capcha

Tìm kiếm Bài Viết