Tổng hợp về công nghệ sạc không dây và những thiết bị sạc không dây tốt nhất

Tổng hợp về công nghệ sạc không dây và những thiết bị sạc không dây tốt nhất

Home gift Thg 5 20, 2018 Kỹ Thuật Công Nghệ 1 Nhận Xét

Ngay từ khi ra mắt, tính năng sạc không dây đã lập tức tạo được cơn sốt bởi sự hấp dẫn cho phép sạc điện thoại thông minh mà không cần đến cáp USB, chỉ cần đặt thiết bị lên trên một bộ sạc và nó sẽ bắt đầu phần việc còn lại. Tính năng hữu ích vậy nhưng sao các dòng điện thoại thông minh của Apple bây giờ mới hỗ trợ và công nghệ này phổ biến một cách khá chậm chạm như thế? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về công nghệ này cũng như các ưu khuyết điểm của nó nhé.

Sạc không dây là gì?

Khác với kế hoạch của Nikola Tesla về "điện không dây" nhằm cung cấp nguồn năng lượng không dây cho toàn thế giới. Dù Tesla là người tiên phong trong lĩnh vực này, nhưng các công trình nghiên cứu của ông vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là rất phi thực tế theo quan điểm của thế giới thời đó. Tuy nhiên, đó cũng là những khái niệm đầu tiên tạo nền tảng cho các nhà khoa học sau này nghiên cứu phát triển mở rộng các công trình của ông để xây dựng các ứng dụng thế giới thực cho điện không dây và sạc không dây.

Ở đây, thuật ngữ "sạc không dây" hay thực chất là"sạc cảm ứng" ám chỉ việc bạn có thể sạc pin năng lượng mà không cần phải cắm thiết bị vào ổ cắm trên tường hay các nguồn điện khác. Thay vào đó, bề mặt sạc và thiết bị được sạc phải có sự tiếp xúc hoặc ở khoảng cách gần với nhau.

Các chuẩn sạc không dây trên thế giới

Được biết, cách đây vài năm thế giới có 3 chuẩn sạc không dây, gồm Alliance for Wireless Power, Power Matters Alliance hay PowermatQi của Wireless Power Consortium. Sau đó 2 chuẩn đầu tiên hợp nhất thành liên minh Airfuel vào năm 2015 để Powermat trở thành tiêu chuẩn chính. Tuy hai nhóm này là đối thủ cạnh tranh lẫn nhau, công nghệ mà cả hai đang sử dụng về cơ bản là giống hệt nhau. Công nghệ của cả hai tiêu chuẩn đều phụ thuộc vào hiện tượng cộng hưởng từ.

Sau nhiều năm đối đầu nhau, nay Powermat đã gia nhập Wireless Power Consortium (WPC) vốn điều hành chuẩn sạc không dây đối thủ Qi, mở ra một tương lai tốt đẹp trong việc thống nhất các tiêu chuẩn sạc không dây thành một chuẩn duy nhất.

Powermat nêu trong tuyên bố của mình rằng: "Qi đã trở thành tiêu chuẩn sạc không dây chiếm ưu thế trên thị trường, và dòng sản phẩm iPhone của Apple đã được tung ra gần đây là bằng chứng cho thành công này. Chúng tôi sẽ chia sẻ sự đổi mới công nghệ để mở rộng tiềm năng của sạc không dây và sẽ thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng không dây".

sạc không dây, thiết bị công nghệ hiện đại ngày nay

Trong thực tế, Powermat gần như không ủng hộ Qi trong một thời gian dài, nhưng với sức ảnh hưởng và sự ủng hộ của Apple dành cho đối thủ Qi đã đóng lại số phận của chuẩn này. Powermat buộc phải nâng cấp bộ sạc để hỗ trợ Qi tại các điểm Starbucks. Điều này đồng thời giúp thúc đẩy doanh số iPhone của Apple được tăng lên đáng kể.

Powermat cho biết rằng họ sẽ làm việc để phát triển công nghệ tương lai chấp nhận năng lượng cao hơn nhưng vẫn đảm bảo tính tương thích ngược với hệ sinh thái Qi. Điều đó sẽ làm đơn giản hóa thị trường, và người có lợi nhất sẽ là người tiêu dùng.

Cũng theo Powermat, việc gia nhập WPC sẽ giúp công ty thống nhất hệ thống sạc không dây dựa trên tiêu chuẩn toàn cầu của Qi. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình phổ biến các thiết bị sạc không dây và giúp cho người tiêu dùng có thể sử dụng sạc không dây bất cứ nơi nào.

Sạc không dây hoạt động như thế nào?

Bộ sạc cảm ứng gồm hai cuộn dây cảm ứng chính. Một được đặt trong "đế sạc" và chịu trách nhiệm tạo ra một dòng điện xoay chiều từ bên trong. Phần còn lại nằm trong các thiết bị di động cần sạc như điện thoại thông minh, máy tính bảng… Các cuộn dây có thể ở trong hình dạng một tấm phẳng gắn vào điện thoại, một mạch nhúng bên trong điện thoại, hoặc vỏ kiêm pin thay thế có một cuộn dây sạc bên trong.

Nguyên lý hoạt động của sạc không dây

Khi nguồn điện vào đế sạc được bật lên, dòng điện xoay chiều chạy qua và tạo ra một trường điện từ (một từ trường thay đổi) xung quanh cuộn dây sơ cấp. Khi cuộn dây thứ cấp (cuộn dây nhận được đặt trong các điện thoại thông minh) đến đủ gần, một dòng điện được tạo ra trong cuộn dây. Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây trong điện thoại thông minh sẽ được chuyển thành dòng điện một chiều bởi các mạch thu. Dòng điện một chiều được tạo ra theo cách này cuối cùng sẽ được sử dụng để sạc pin điện thoại thông minh.

Những lợi ích của công nghệ Sạc không dây

Lợi ích lớn nhất của sạc không dây chính là "không dùng dây": Bạn không cần phải quan tâm đến mớ dây rợ lộn xộn cũng như đủ các kiểu đầu cắm sạc hiện nay của các hãng nữa. Không còn sợ điện thoại rơi vỡ vì lỡ quơ phải sợi dây đang sạc, cũng không phải lo lọ mọ tìm đầu cắm sạc trong đêm tối? Một điểm mạnh khác của công nghệ này là là khá nhỏ gọn do đó nó có thể được đặt vào trong rất nhiều vật dụng hàng ngày – như gian bếp, bàn làm việc, pano xe hơi, tấm thảm lót chuột hay thậm chí là trên thiết bị hâm nóng cafe của bạn.

Việc cổng sạc không còn cần thiết nữa giúp các nhà sản xuất điện thoại có thể loại bỏ một "điểm thu hút" nước, bụi bẩn và các loại vật liệu ăn mòn khác trên sản phẩm của mình. Ngoài ra, sạc không dây ngày nay cũng được tích hợp tính năng tự động ngắt sau khi đã sạc đầy giúp tiếc kiệm điện năng.

Những lợi ích của công nghệ Sạc không dây

Còn những hạn chế của sạc không dây thì sao?

Hiệu năng thấp và thời gian sạc lâu: Tuy là một công nghệ vô cùng hiện đại và ngày càng được cải tiến tối ưu hơn, thông minh hơn, sạc không dây vẫn là một quá trình rất thiếu hiệu quả. Khoảng một nửa nguồn năng lượng bị mất đi trong quá trình sạc, hoặc là trong quá trình tạo ra từ trường hoặc là trong quá trình gửi năng lượng từ cuộn dây phát đến cuộn dây thu. Vâng, hiện đại thì hại điện, đây chính là minh chứng tiêu biểu nhất cho câu nói này ^^!. Và đó cũng là lí do tại sao sạc không dây không thể (hoặc ít nhất là chưa thể) nhanh bằng sạc có dây.

Khoảng cách hạn chế: Sạc pin không dây dựa trên từ trường, do đó phạm vi để thiết bị của bạn có thể nhận là rất nhỏ, đa số các thiết bị đều phải đặt lên trên tấm sạc. Trừ khi bạn có một nguồn từ trường biến thiên đáng kinh ngạc, nếu không bạn vẫn phải sử dụng một bộ sạc không dây với các dây cắm và ổ điện. Nếu xét trên một phương diện, nó cũng không khác cách sử dụng sạc bình thường là bao nhiêu.

Chiếm diện tích: Các cuộn dây cảm ứng cũng là một bất lợi cho các thiệt bị hỗ trợ sạc không dây. Cho dù các cuộn dây đã được thiết kế nhỏ nhất có thể, nhưng nó vẫn chiếm một không gian lớn bên trong các thiết bị. Trong khi ngày nay, kích thước các linh kiện đang cố gắng giảm tối thiểu để thiết bị có thể nhỏ gọn và bổ sung nhiều tính năng hơn, thì một cuộn dây cảm ứng như vậy có thể là một vấn đề lớn.

Công nghệ tốn kém, các thiết bị cũ không hỗ trợ: Như đã đề cập ở trên, bề mặt sạc và thiết bị được sạc phải được tiếp xúc với nhau. Điều này có nghĩa là một khi bạn đặt điện thoại ra ngoài bề mặt sạc, quá trình sạc sẽ bị ngắt ngay lập tức. Ngoài ra, công nghệ sạc không dây còn đang sơ khai và khá tốn kém ở thời điểm hiện tại, chỉ một số phiên bản điện thoại hoặc đồng hồ thông minh cao cấp mới tích hợp sẵn, nên nếu điện thoại của bạn không được tích hợp sẵn, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền đề mua các thiết bị hỗ trợ.

Tương lai của sạc không dây

Việc phạm vi sạc bị giới hạn và hiệu suất kém khiến rất nhiều nhà phát triển công nghệ sạc không dây phải đau đầu, chính điều này đã khiến công nghệ mới sạc không dây chưa thể trở thành một cuộc cách mạng lớn. Ngay cả đến ông lớn Apple cũng không mặn mà lắm với công nghệ này và chỉ mới hỗ trợ trong phiên bản gần đây. Vậy trong tương lai, liệu những hạn chế trên có thể được loại bỏ?

Các hãng công nghệ hàng đầu vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển công nghệ mới này. Trong đó, Apple đã được cấp bằng sáng chế với một thiết bị sạc không dây với phạm vi hoạt động lên đến một mét. Bên cạnh đó, Intel cũng giới thiệu công nghệ mới của họ, với một thiết bị từ tính tích hợp trong laptop và có thể cung cấp nguồn điện cho những chiếc smartphone đặt gần đó.

Mặc dù vậy, thật khó để nói rằng hãng công nghệ nào sẽ tạo một cuộc cách mạng mới, đi tiên phong trong công nghệ sạc không dây. Có thể bước đột phá lại đến từ một công ty điện tử nhỏ nào đó chứ không phải các ông lớn, vì nguyên lý hoạt động của sạc không dây khá quen thuộc và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Công nghệ sạc không dây cho xe hơi sẽ được ứng dụng rộng rãi?

Công nghệ sạc không dây sẽ được ứng dụng rộng rãi?

Công nghệ sạc không dây vẫn còn khá mới mẻ và có tiềm năng rất lớn, không chỉ dừng lại ở việc sạc pin cho các thiết bị công nghệ cầm tay như ngày nay mà còn có thể ứng dụng cho xe hơi sạc ngay trên mặt đường đang chạy hoặc thiết bị giúp hấp thu từ trường trái đất và sạc mọi lúc mọi nơi. Nếu con người có thể vận chuyển điện năng mà không cần đến dây dẫn, nó có thể là một bước tiến vĩ đại của cả nhân loại, làm thay đổi toàn bộ hạ tầng cơ sở và hệ thống điện. Với những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao của con người, cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, có lẽ không có gì là không thể!

Danh sách các thiết bị thông minh hỗ trợ sạc không dây phổ biến hiện nay:

  • iPhone X
  • iPhone 8, iPhone 8 Plus
  • Apple Watch
  • Samsung Galaxy Note 8, Note FE
  • Samsung Galaxy S8, S8 Plus, S8 Active
  • Samsung Galaxy S7, S7 Active, S7 Edge (có hỗ trợ cả AirFuel)
  • Samsung Galaxy S6, S6 Active, S6 Edge, S6 Edge Plus
  • Samsung gear s2, s3
  • Google Nexus 4,5,6,7
  • Microsoft Lumia 920, 928, 930, 950, 950 XL, 1020, 1520, Nokia Lumia Icon
  • LG Lucid 1,2
  • LG v30, G2, G3, G6, G6+
  • BlackBerry Priv, Blackberry Z30
  • Motorola Droid Maxx, Motorola Droid Mini, Motorola Droid Turbo, Moto Z (với mod)

Đế sạc không dây

Đế sạc (hay còn gọi là dock sạc) đóng vai trò như một giá đỡ, giúp người dùng có thể vừa sạc điện thoại vừa sử dụng để xem video ca nhạc hoặc phim thật tiện lợi trong thời gian dài mà không cần phải cầm máy và cũng không lo hết pin, đế sạc thường được đặt ở bàn làm việc. Một số mẫu đế sạc còn được tích hợp công nghệ sạc không dây rất tiện lợi, người dùng có thể sạc pin cho thiết bị mà không cần kết nối với bộ sạc. Bên cạnh đó, việc trang bị một chiếc đế sạc cũng giúp bàn làm việc của bạn trông lịch lãm hơn.

Đặc điểm: Đế sạc của Samsung thường có hình tròn, trông giống một chiếc đĩa, còn đế sạc LG có dạng hình chữ nhật bo tròn ở 4 góc, cả 2 đều được làm dạng bản lề giống một chiếc laptop (mở lên - gập xuống ở độ cao tùy ý) để người dùng có thể đặt điện thoại theo phương nằm ngang hoặc phương thẳng đứng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Trong khi đó, đế sạc Sony hoặc đế sạc không dây Anker có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, được khoét 1 rãnh ở giữa để người đặt điện thoại vào, phía bên ngoài có 1 lỗ cắm để kết nối đế với dây sạc.

Thương hiệu đế sạc không dây uy tín và phổ biến : Apple, LG, Samsung, Anker, Energizer...

Đế sạc không dây thương hiệu Anker nổi tiếng

Đế sạc không dây thương hiệu Anker nổi tiếng

Danh sách các thiết bị sạc không dây phổ biến hiện nay:

1 Nhận Xét

    • Avatar
      Minh Quân
      Tháng 7 29, 2018

      Sạch không dây tiện lợi rất nhiều, hạn chế công nghệ hiện tại là sạc hơi chậm, ai ngồi làm việc căn phòng mà dùng điện thoại nhiều thì sài cái sạc này rất tiện. Samsung còn có cách samsung deck vừa làm sạc vừa dùng Mobile làm máy bàn PC cực kỳ hay nữa

Nếu bạn có ý kiến đóng góp hoặc đề xuất nào? Vui lòng để lại bình luận cho Homegift.

*
*
*
Capcha

Tìm kiếm Bài Viết